
Quy định và chế độ đối với người hiến tạng.
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
BỘ TÀI CHÍNH
——
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do
- Hạnh phúc
————————————
|
|
Số: 104/2017/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2017
|
THÔNG TƯ
Quy định quản lý và sử dụng kinh
phí thực hiện
chế
độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác
—————————————
Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị
của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối
với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.
Phạm vi điều chỉnh
a) Thông
tư này quy định quản lý và sử dụng kinh phí
thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác, bao gồm:
chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống;
chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ
thể người sau khi chết, hiến xác;
nguồn kinh phí thực hiện; trách nhiệm chi trả; lập, phân bổ,
chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí.
b) Thông
tư này không điều chỉnh:
- Đối với chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người được thực
hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
- Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người mắc các bệnh
phải khám, điều trị, việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực hiện
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Đối
tượng áp dụng
a) Người
đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác;
b) Cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận
cơ thể người theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Cơ
sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến bộ phận cơ thể người,
hiến xác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Cơ
quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện khám sức khỏe
định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống, tổ chức tang lễ cho người
hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác không còn nhu cầu sử dụng.
Điều 2.
Chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống
1.
Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống được hưởng chế độ khám sức khỏe
định kỳ bao gồm các nội dung hỗ trợ sau:
a) Được
miễn chi phí khám sức khỏe định
kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho người đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
b)
Được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể
người ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm
trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh, chữa
bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa
không quá 02 ngày;
c)
Được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa
không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày;
d) Được
hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức
khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng. Trường
hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi
phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại,
với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi
thực hiện vận chuyển.
2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người được cơ sở khám sức
khỏe định kỳ xác nhận thời gian thực hiện khám sức khỏe định kỳ để làm căn cứ
hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và
các văn bản hướng dẫn (nếu có).
3. Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi đi khám sức
khỏe định kỳ phải xuất trình giấy ra viện (trong đó ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể") hoặc một loại giấy tờ chứng minh về việc đã
hiến bộ phận cơ thể và một loại giấy tờ
chứng minh về nhân thân.
Điều 3. Chế độ tổ chức tang lễ, mai
táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác
1. Trường hợp thân nhân của người hiến bộ
phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng
di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người
sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo
quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ
phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai
táng di hài theo quy định tại Khoản này.
2. Trường hợp cơ sở y
tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí
theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.
Điều 4. Nguồn
kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực
hiện chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 2 và
Điều 3 Thông tư này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân
sách nhà nước hiện hành; nguồn vận
động, đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn
thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách
nhiệm chi trả
1. Cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể
người có trách nhiệm chi trả kinh phí để thực hiện đầy đủ chế độ cho người đã
hiến bộ phận cơ thể người theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư này.
2. Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác
của người hiến có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí cho thân nhân người hiến để
tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác theo quy định tại
Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Điều 6. Lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán
kinh phí
1. Việc
lập dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện chế độ đối với
người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác quy định tại Thông tư này thực
hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các
văn bản hướng dẫn.
2.
Thông tư này hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe
định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người; cơ sở y tế, cơ
sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến (sau
đây viết tắt là cơ sở) trong năm phát sinh nhưng chưa có trong dự toán
ngân sách được giao như sau:
a) Đối với các cơ sở công lập:
- Các cơ sở có văn bản gửi cơ quan quản lý cấp trên trực
tiếp đề nghị hỗ trợ kinh phí đã chi theo chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 2 và
Điều 3 Thông tư này, kèm Biểu tổng hợp kinh
phí thực hiện chế độ áp dụng đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến
xác theo mẫu Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường
hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các
đơn
vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.
- Đơn vị dự toán cấp I xem
xét, tổng hợp kinh phí đã chi theo chế độ
của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo mẫu Biểu số 2 ban hành kèm theo
Thông tư này gửi cơ quan tài chính cùng cấp;
- Bộ
Tài chính có trách nhiệm xem xét, giải quyết đối với đơn vị dự toán cấp I là
các Bộ, cơ quan Trung ương; cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét,
giải quyết đối với đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình, trình cấp có
thẩm quyền xem xét, giải quyết theo phân cấp ngân sách hiện hành.
b) Đối
với các cơ sở ngoài công lập:
- Cơ sở ngoài công lập tham gia thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận
cơ thể người; tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có văn bản gửi Sở Y tế đề nghị hỗ trợ kinh phí đã chi
theo chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Thông tư này, kèm
Biểu tổng hợp kinh phí thực hiện chế độ áp
dụng đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác theo mẫu Biểu
số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Sở Y
tế có trách nhiệm xem xét, tổng hợp kinh
phí đã chi theo chế độ của các cơ sở ngoài công lập thuộc phạm vi quản
lý theo mẫu Biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính
có trách nhiệm xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương xem xét, giải quyết theo quy định.
Điều 7. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp
luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản
quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi cho phù
hợp./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW
Đảng;
- Thủ tướng,
các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng
Tổng Bí thư;
- Văn phòng TW
và các Ban của Đảng;
- Văn phòng
Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng
Chính phủ;
- Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia;
- Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao;
- Toà án nhân
dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà
nước;
- Ngân hàng
Chính sách xã hội;
- Cơ quan TW
của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- Sở Tài chính,
Sở Y tế, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cổng thông
tin điện tử: Chính phủ, Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN (450b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
|